Dịch vụ

Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (CTNH)

( 16-11-2015 - 11:20 PM ) - Lượt xem: 23759

GIỚI THIỆU 
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14); phát sinh hầu hết trong hoạt động SX – KD – DV, một số CTNH điển hình như bóng đèn huỳnh quang, dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, hóa chất....Vì tính độc hại cao nên CTNH được quản lý theo quy định hết sức nghiêm ngặt từ phân loại, lưu chứa đến khâu vận chuyển – xử lý.
Cơ sở pháp lý bắt buộc phải thực hiện:
- Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 (Điều 83,84,85, Mục 4 Quản lý CTNH)
- Nghị Định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ Môi Trường (Điều 71, Mục 4 Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH)
- Thông tư số: 02/2022/TT/BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo Vệ Môi Trường (Điều 35,36,37 Mục số 4 Khai báo, lưu trữ và vận chuyển CTNH)
Quy trình thực hiện cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại:
1. Khai báo khi có chất thải nguy hại phát sinh (nếu có) trong hồ sơ đề nghị cấp GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG or NỘI DUNG ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
2. Phân loại, dán nhãn, đưa vào nơi lưu trữ.
3. Ký hợp đồng vận chuyển - xử lý 
4. Chuyển giao CTNH_ Biên bản, chứng từ
5. Báo cáo công tác bảo về môi trường hằng năm 
6. Lưu trữ hồ sơ 
*** Mã CTNH được quy định tại Mẫu số 1, PHỤ LỤC III, THÔNG TƯ 02/2022/BTNMT Danh mục CTNH, Chất thải công nghiệp cần phải kiểm soát và Chất thải rắn công nghiệp thông thường. 
Khi khách hàng có nhu cầu cần xử lý  -> Phòng KD sẽ tiếp nhận ý kiến, thu nhận thông tin và tư vấn, báo giá theo nhu cầu của khách hàng -> Thống nhất tiến hành ký hợp đồng ->Tiến hành lên lịch thu gom, vận chuyển và xử lý rác, chuẩn bị Chứng từ CTNH (Bên cty sẽ làm sẵn)  -> Gửi trả kết quả xử lý (Liên chứng từ 4), hỗ trợ báo cáo cuối năm (nếu cần) -> Chăm sóc, tư vấn trong quá trình thực hiện.
QUI TRÌNH THỰC HIỆN

Mô tả quy trình

Sau khi khách hàng (Chủ nguồn thải) liên hệ yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải, nhân viên và phương tiện vận chuyển của Lâm Phát sẽ đến địa điểm của Chủ nguồn thải để nhận chất thải. Tại đây, nhân viên Lâm Phát kiểm tra hiện trạng đóng gói, dán nhãn và lưu chứa chất thải theo quy định về quản lý CTNH.

Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải:

-   Các loại chất thải rắn (như giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, hóa chất, dung môi, bao bì dính hóa chất các loại, chất thải dạng bột, rìa bo, bo mạch điện tử thải,…) sẽ được chứa trong bao PE, bao vải hoặc thùng chứa.

-   Các loại dầu nhớt, dung môi, hóa chất sẽ được chứa trong thùng chứa bằng  nhựa hoặc sắt.

-   Các loại nước thải, bùn thải lỏng được chứa trong bể chứa và vận chuyển bằng xe bồn.

Sau khi kiểm tra xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng quy định, hai bên tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên xe vận chuyển. Đồng thời Chủ nguồn thải lập Chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&MT. Khi việc bốc dỡ chất thải hoàn tất, nhân viên phụ trách giao nhận kiểm tra lại để bảo đảm việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng quy định về an toàn trước khi cho xe vận chuyển chất thải về  sàn phân loại Gò Cát theo đúng lộ trình quy định đã quy hướng dẫn trong kế hoạch thu gom.

Đội ngũ công nhân viên đi nhận chất thải thường xuyên được đào tạo, huấn luyện các biện pháp ứng cứu sự cố. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì phương tiện vận chuyển và trang thiết bị, đồ bảo hộ…để luôn luôn đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển được an toàn.

Chất thải sau khi được vận chuyển về Nhà mày được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo Quy trình lưu giữ chất thải như sau:

Xe vận chuyển chất thải khi về đến sàn Phân loại Gò Cát được kiểm tra để bảo đảm suốt quá trình vận chuyển không xảy ra tình trạng xáo trộn giữa các loại chất thải.

Nếu chất thải không bị xáo trộn, Tổ phân loại sẽ đối chiếu với Chứng từ quản lý CTNH để xác định loại chất thải và bốc dỡ xuống phương tiện. Nếu chất thải đã bị xáo trộn, Tổ phân loại tiến hành phân loại sơ bộ dựa theo Chứng từ quản lý CTNH ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và giao Tổ kho cân đo xác định số lượng. 
 
Sau khi có số liệu sơ bộ, Tổ phân loại tiến hành phân loại chi tiết và đóng gói chất thải theo quy cách của Citenco để thuận tiện cho việc xử lý. Chất thải được phân loại theo nhóm tương ứng với phương án xử lý của từng loại chất thải: nhóm xử lý đốt, xử lý hóa rắn, xử lý tái chế... 

Sau khi đã phân loại, chất thải sẽ được nhập và lưu kho theo đúng khu vực đã được quy định để chờ được xuất kho xử lý theo đúng phương án xử lý đã đưa ra.

Thời gian lưu trữ và xử lý không quá 03 tháng.