Hướng dẫn Xây Dựng Kho Lưu trữ Chất thải nguy hại
( 16-01-2016 - 09:14 AM ) - Lượt xem: 26817
CTNH từ đâu ra?
- Chất thải trong gia đình, hộ dân cư, nơi công cộng... được xem là chất thải sinh hoạt; chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp, kinh doanh, làng nghề, dịch vụ được gọi là chất thải công nghiệp. Vậy nguồn thải chất thải nguy hại có từ đâu?
- Chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp. Đây là nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu và chiếm hơn 80% khối lượng chất thải nguy hại trong tổng số khối lượng chất thải nguy hại tại TP.HCM như các dung môi, hóa chất, sơn thải, bao bì chứa hóa chất, dầu nhớt thải...
- Chất thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động y tế, các chất thải này phát sinh từ các chất chứa tác nhân gây bệnh (kim tiêm, ống truyền dịch, bệnh phẩm...); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc tế bào...
- Chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là từ sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... (chai lọ, thùng nhựa, bao nylon... còn dư, quá hạn).
- Chất thải nguy hại phát sinh từ kinh doanh thương mại và dịch vụ, từ các hàng hóa nhập khẩu có tính chất độc hại, không đạt yêu cầu hoặc hàng hóa tồn lưu đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải cần xử lý.
- Ngoài ra còn có một số nguồn làm phát sinh chất thải nguy hại từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như pin, ắcquy, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất khử khuẩn, diệt khuẩn, tẩy rửa...
Lưu giữ chất thải nguy hại như thế nào?
- Do có nguy cơ gây hại và có thể gây độc của chất thải nguy hại (CTNH) đối với môi trường sống và con người là rất lớn nên việc đăng ký quản lý, lưu trữ, bảo quản, xử lý, vận chuyển...
- Luôn phải được xem xét cẩn thận và nghiêm ngặt. Chính vì vậy, nhà nước và cơ quan chức năng đã có những quy định cụ thể về việc này.
Sự cần thiết phải lưu giữ CTNH tại nguồn
- Khi có chất thải nguy hại phát sinh nhưng chưa được chuyển giao đến đơn vị có chức năng xử lý thì chủ nguồn thải phải lưu giữ tạm tại kho bãi của nơi phát sinh chất thải nguy hại (công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất...).
- Việc lưu giữ, tồn trữ nhiều loại chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết và việc phân khu lưu giữ góp phần làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ, tránh các sự cố có thể xảy ra gây bất lợi đối với môi trường và con người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế.
1. Bao bì CTNH
Bao bì CTNH được bảo đảm lưu giữ an toàn CTNH, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ khi chuyển giao xử lý. Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi. Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi chứa trong bao bì cứng cách giới hạn trên của bao bì là 10 (mười) cm. Trước khi chuyển giao xử lý,các loại chất thải đã phân loại rõ ràng trên mỗi bao chứa có dán Tên và mã CTNH và chuyển giao trong xử lý
2. Thiết bị lưu chứa CTNH
Bảo đảm lưu chứa an toàn CTNH Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng. Có biển dấu hiệu cảnh báo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009
Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 (mười) cm.
3. Khu vực lưu giữ CTNH
- Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH Khu lưu giữ CTNH được bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
- Khu vực lưu giữ CTNH đảm khoảng cách không dưới 10 (mười) m với các thiết bị đốt hay dễ cháy nổ.
- Khu vực lưu giữ CTNH phải được trang bị Thiết bị phòng cháy chữa cháy để phòng ngừa sự cố cháy nỗ. Cơ sở đã bố trí Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng. Trên mỗi thiế bị có Dán Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009
- Cơ sở bố trí nhân viên quản lý về môi trường và số điện thoại cố định cũng như các hướng dẫn an toàn về cháy nổ, sự cố đỗ tràn nhằm phòng ngừa xảy ra sự cố.
- Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ tạm thời và trên từng thiết bị lưu chứa phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009.
( để hiểu rõ hơn các bạn tham khảo tại đây:http://1drv.ms/1Snod01)