Mỗi ngày, VN có 13.000 tấn rác thải rắn công nghiệp
( 26-12-2015 - 10:13 AM ) - Lượt xem: 3263
Mỗi ngày, VN có 13.000 tấn rác thải rắn công nghiệp
Trong phạm vi toàn quốc ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp mỗi ngày lên đến trên 13.000 tấn, trong đó chiếm một phần không nhỏ chất thải rắn nguy hại, tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam, phần lớn phát sinh do các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim, song vẫn chưa được quản lý và thu gom, xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong các làng nghề trên toàn quốc cũng vào khoảng 2.800 tấn/ngày. Riêng các làng nghề ở khu vực miền Bắc phát sinh chất thải rắn nhiều nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt có số lượng từ 1-7 tấn/ngày.
Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ nhập khẩu phế liệu vi phạm pháp luật như pin, ắcquy, bản mạch...đã cũ hoặc hỏng vào lãnh thổ Việt Nam buộc phải tiêu hủy cũng không hề nhỏ.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường Công an Hải Phòng, trong 3 năm (2003-2006), đơn vị đã phát hiện gần 2.300 container chứa gần 37.000 tấn ắcquy chì phế thải nhập vào cảng Hải Phòng.
Còn 2 năm (2008-2009) tiếp tục phát hiện thêm 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắcquy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập vào cảng. Từ năm 2010 đến nay, cảng Hải Phòng vẫn còn lưu giữ hơn 300 container chất thải vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng nhập khẩu phế liệu trái phép vào nước ta là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khối lượng chất thải không ngừng gia tăng.
Bên cạnh đó, việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại hầu như chưa được quan tâm tại những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ xử lý chất thải rắn còn nhiều vấn đề bức xúc, chẳng hạn như lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ và thực tiễn có tính thuyết phục; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường, nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương.
Các công trình xử lý chất thải rắn còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính. Vì vậy công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải, do doanh thu từ các sản phẩm tái chế hiện khá thấp và không ổn định.
Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý chất thải rắn vẫn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Chẳng hạn như nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường hiện gặp rất nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm; tổng thu từ các các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng chỉ đáp ứng được 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Trong khi đó cơ cấu phân bổ ngân sách dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải, nên chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải rắn rất thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu./.
Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ nhập khẩu phế liệu vi phạm pháp luật như pin, ắcquy, bản mạch...đã cũ hoặc hỏng vào lãnh thổ Việt Nam buộc phải tiêu hủy cũng không hề nhỏ.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường Công an Hải Phòng, trong 3 năm (2003-2006), đơn vị đã phát hiện gần 2.300 container chứa gần 37.000 tấn ắcquy chì phế thải nhập vào cảng Hải Phòng.
Còn 2 năm (2008-2009) tiếp tục phát hiện thêm 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắcquy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập vào cảng. Từ năm 2010 đến nay, cảng Hải Phòng vẫn còn lưu giữ hơn 300 container chất thải vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng nhập khẩu phế liệu trái phép vào nước ta là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khối lượng chất thải không ngừng gia tăng.
Bên cạnh đó, việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại hầu như chưa được quan tâm tại những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ xử lý chất thải rắn còn nhiều vấn đề bức xúc, chẳng hạn như lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ và thực tiễn có tính thuyết phục; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường, nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương.
Các công trình xử lý chất thải rắn còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính. Vì vậy công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải, do doanh thu từ các sản phẩm tái chế hiện khá thấp và không ổn định.
Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý chất thải rắn vẫn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Chẳng hạn như nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường hiện gặp rất nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm; tổng thu từ các các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng chỉ đáp ứng được 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Trong khi đó cơ cấu phân bổ ngân sách dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải, nên chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải rắn rất thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu./.
(TTXVN)